Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Thu bạc tỉ từ mô hình VACR

Nhờ trồng rừng, nuôi tôm, nuôi heo, nuôi gà chọi… ông Phan Kiếm Hiệp (60 tuổi, ở xã Mỹ Thắng, H.Phù Mỹ, Bình Định) thu lãi ròng hơn 2 tỉ đồng mỗi năm.

 Thu bạc tỉ từ mô hình VACR
 Ông Hiệp đang chăm sóc gà chọi - Ảnh: Hoàng Trọng
Tận dụng lợi thế địa phương
Năm 1976, sau khi rời quân ngũ, ông Hiệp trở về quê với tài sản duy nhất là chiếc ba lô và những tấm huân, huy chương. Sau khi kết hôn, rồi lần lượt 5 người con ra đời, cuộc sống của gia đình ông ngày càng khó khăn. Ông Hiệp luôn trăn trở phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình trên mảnh đất quê hương, vùng bán nông, bán ngư, có bãi cát chạy dài 12 km theo bờ biển. Với đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng Mỹ Thắng, nếu chỉ độc canh cây lúa thì giỏi cũng chỉ đủ ăn, không thể khá giàu được. Nghĩ mãi rồi cuối cùng ông đi đến quyết định phải tận dụng lợi thế bờ biển để nuôi tôm trên cát, chăn nuôi gia trại và trồng rừng nguyên liệu.
Năm 2003, được giao đất, giao rừng, ông Hiệp mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng). Năm đầu tiên ông đầu tư xây hồ nuôi tôm trên cát rộng 10 ha nhưng thất bại nặng nề. Nhưng bắt đầu từ năm thứ hai thì ông Hiệp liên tục trúng lớn, năng suất tôm nuôi đạt 14-15 tấn/ha. Năm 2005, khi gỗ nguyên liệu giấy đang rớt giá thảm hại thì ông Hiệp lại nộp đơn xin và được chính quyền 2 xã Mỹ Thắng, Mỹ An (H.Phù Mỹ) giao 10 ha đất trồng rừng. Người trong làng đặt cho ông biệt danh “Hiệp gàn”. Nhưng khi gỗ rừng trồng của ông Hiệp bắt đầu khai thác thì giá gỗ nguyên liệu tăng cao, ông lại trúng lớn.
Gà chọi Phan Kiếm Hiệp
Những năm gần đây, ông Hiệp lại chuyển sang một hướng làm ăn khá độc đáo là xây dựng trang trại nuôi gà chọi. Mỗi năm, Trang trại gà chọi Phan Kiếm Hiệp xuất bán khoảng hơn 600 con gà chọi các loại với giá từ 1 - 2 triệu đồng/con. Hiện gà chọi của ông Hiệp đã có mặt tại Hà Nội, các tỉnh Tây nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM… Ông Hiệp dự tính đến đầu năm 2013 sẽ mở rộng quy mô nuôi để mỗi năm xuất bán 2.000 con gà chọi.
Sau hơn 10 năm vừa làm vừa tích lũy vốn để phát triển, ông Hiệp đã sở hữu trang trại rộng gần 16 ha. Trong đó, diện tích rừng trồng 10 ha cho thu nhập bình quân 850 triệu đồng/năm; 4 ha nuôi tôm trên cát cho doanh thu khoảng 2,4 tỉ đồng/năm và diện tích trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm gần 2 ha. Mỗi lứa gia đình ông Hiệp nuôi 150 con heo thịt hướng nạc, cho doanh thu khoảng 300 triệu đồng/năm. Doanh thu từ nuôi gà chọi khoảng 500 triệu đồng/năm.
Tháng 6.2012, ông Hiệp được nhận Bằng khen của Trung ương Hội nông dân Việt Nam tại Hội nghị Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ 4 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích vượt khó làm giàu; tích cực tham gia giúp đỡ cộng đồng xóa đói, giảm nghèo. Ông Phan Công Hảo, Chủ tịch Hội Nông dân H.Phù Mỹ, cho biết: “Trang trại của ông Hiệp giải quyết việc làm ổn định cho 25 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/người/năm. Ông cũng đã giúp đỡ vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho rất nhiều bà con nông dân cùng phát triển kinh tế nên được bà con kính trọng, xem là lá cờ đầu của phong trào nông dân làm kinh tế giỏi ở Phù Mỹ”.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

nghề nuôi gà chọi

Cho gà đá thử để chọn gà hay luyện tập
Mấy năm gần đây, tại một số tỉnh ĐBSCL đã nổi lên phong trào nuôi gà đá (gà chọi) thật sôi nổi. Có thể nói chưa bao giờ số người nuôi gà đá nhiều như hiện nay, nhộn nhịp nhất là Cao Lãnh (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) và dọc theo các tuyến lộ miền Tây, nhất là vào những ngày giáp Tết này, đâu đâu cũng có những bội tre nhốt gà nằm dưới các vườn cây râm mát.
Anh Nguyễn Văn Phận quê ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách – Bến Tre cho biết, ngoài việc chăm sóc vườn hoa kiểng ra anh đã dùng thì giờ nhàn rỗi để nuôi khoảng chục con gà đá, mỗi tháng kiếm lời trên bạc triệu. Nếu săn thêm được một vài con hay, tung đòn giỏi thì tiền lời gấp bội. Đa số bà con nuôi gà đá hiện nay không phải để đá mà để làm kinh tế gia đình vì giá một con gà đá cao hơn gà thịt gấp nhiều lần. Ngoài ra, còn có người nuôi để làm cảnh, để thưởng thức tiếng gáy và điệu bộ của chúng.
Anh Phận cho biết một người có kinh nghiệm chăm sóc và biết xem tướng gà chỉ cần nuôi vài bầy gà giống, mỗi năm cũng có thể chọn ra hàng chục con gà chiến có giá trị từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/con. Còn như phát hiện được những con thiện chiến mang về thuần dưỡng, sau một thời gian có thể bán lại cho các tay có “máu mặt” với giá hàng chục triệu đồng/con. Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.
Anh Nguyễn Văn Tư ở xã Hoả Tiến, Vị Thanh, một người chuyên nuôi gà đá cho biết: Nuôi gà đá tuy dễ kiếm tiền nhưng rất cực và công phu, đòi hỏi người nuôi phải có bề dầy kinh nghiệm, lão luyện, nhất là khả năng đánh giá về tướng mạo, chọn ra những con hùng dũng, sắc lông kỳ vĩ, cặp cán (chân) khoẻ mạnh, vẩy vi đều đặn và tiếng gáy oai phong. Ngoài ra họ còn phải biết o bế, chăm sóc và nâng niu gà như con.
Muốn có được những con gà chiến đấu bền bỉ, gan dạ người nuôi phải chú ý đến con bố mẹ, nhất là con mái phải có ngoại hình khác thường, khoẻ mạnh, hung dữ. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống và ra sức huấn luyện những con gà trống nổi trội trong đàn.
Hiện nay, ngoài việc nuôi dưỡng tại nhà còn có một lực lượng khá đông chuyên đi săn tìm những con gà độ để cung cấp cho các đại gia “mê gà”, nhất là từ khi bên kia biên giới Campuchia ở Tây Nam đã mở ra những trường đấu gà lớn, càng khiến cho nhiều tay cá độ có máu ăn thua ráo riết lùng sục khắp nơi để tìm cho được những con gà độ có nhiều thành tích và tiếng tăm lừng lẫy. Theo anh Phận, một chuyên gia nuôi gà đá ở Chợ Lách cho biết một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khoẻ mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở cẳng chân dầy và cứng… Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình nhất là bộ lông hấp dẫn mà còn ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão, có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng.
Để có được một con gà độ đủ sức đưa ra trường đá, người nuôi phải xổ xẹc, xem chân, xem tướng, coi vẩy, coi mắt, mỏ, mồng để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, đặc biệt là đòn đá có đẹp và hiểm không? Sau đó mới tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi rồi vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc và có được những ngọn đòn dũng mãnh. Về nuôi dưỡng, ngoài lúa ra, người sành điệu còn cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho chúng.
Anh Phận còn tiết lộ nhiều đại gia mê gà đã bỏ tiền ra thuê các tay thiện nghệ chăm sóc, thuần dưỡng và luyện tập bằng cách hằng ngày cho gà vận động, xát nghệ, dầm cẳng, tắm gà, lau mình gà bằng nước ấm khi trời lạnh. Ngoài ra, mỗi tối còn phải phun rượu hai bên nách, chân, mồng, mỏ gà để cho da thịt gà được săn chắc và khoẻ mạnh trước khi ra trận.(cách nuôi gà chọi)
Xem ra nuôi gà đá cũng là một nghệ thuật và là một nghề có thu nhập hấp dẫn. Nếu như những người nuôi gà và thuần dưỡng gà coi đây là một hoạt động mang tính văn hoá thì việc nuôi gà đá để kinh doanh, giải trí và làm cảnh mới thực sự có ý nghĩa. Chúng ta hoàn toàn không chấp nhận việc lợi dụng tính “yêng hùng” của những con gà chiến để làm phương tiện cờ bạc, cá độ và sát phạt lẫn nhau như một số nơi đã xảy ra mà chính quyền đã nhiều lần ngăn cấm.(cách vần gà chọi)
Phú Hòa:Nuôi gà chọi cho hiệu quả kinh tế khá
Hiện nay, ở huyện Phú Hòa, nuôi gà chọi là một trong những mô hình có hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Bình quân mỗi tuần, khoảng 120-130 con gà chọi nuôi ở huyện Phú Hòa được xuất bán đi các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào và Thái Lan.

ga-090108.jpg
Anh Hồ Quốc Quận đang chăm sóc, theo dõi đàn gà chọi chuẩn bị xuất khẩu đi Trung Quốc  - Ảnh: T.LÊ


Theo anh Hồ Quốc Quận, một người chuyên nuôi gà chọi ở xã Hòa Định Đông, nuôi 20 con gà chọi trong vòng 7 tháng, trừ mọi chi phí, với giá bán hiện nay, sẽ thu lãi 12 triệu đồng. Do đó, mô hình nuôi gà chọi ngày càng phát triển ở Phú Hòa và nhiều nông dân đã thu lãi cao, từ 30 đến 50 triệu đồng/năm, từ mô hình này. Đó là hộ các ông Phan Thã ở xã Hòa Thắng, ông Nguyễn Xu ở thị trấn Phú Hòa, ông Nguyễn Văn Danh ở xã Hòa Trị, ông Lê Thanh Chước và ông Phạm Nhân ở xã Hòa Định Đông...( Cách nuôi gà chọi)

Theo những người nuôi gà chọi ở Phú Hòa, để nuôi gà chọi thành công, điều cần thiết trước tiên là chọn được con mái giống có hình thể cân đối; gà trống giống phải to, khỏe, có thể hình đẹp, có sức đề kháng tốt để lai tạo. Gà chọi cũng có chu trình phát triển giống gà ta. Bình quân mỗi con mái đẻ khoảng 10-12 trứng, nếu gà trống giống đạt chất lượng thì tỉ lệ trứng nở đạt từ 95% trở lên. Theo kinh nghiệm của anh Hồ Quốc Quận: “Nuôi gà chọi không có gì phức tạp. Gà con mới nở từ 1 đến 7 ngày tuổi nên sử dụng thuốc ngừa đường tiêu hóa theo sự hướng dẫn của nhân viên thú y; lượng thức ăn cho gà con không cần nhiều, nên trộn ít thực phẩm công nghiệp vào cám gạo với cơm lức để giúp gà con ăn mau tiêu, chóng lớn. Gà đến 1 tháng tuổi thì cho ăn thêm một ít mồi tươi như cua, cá, lươn. Trong khâu chăn thả, để tránh sự phát triển của gà, tránh chúng đá tranh nhau, nên nhốt riêng từng con. Cứ 6 tháng thì tiêm phòng cho gà 1 lần bằng các loại vắc xin thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng...